LAP CAMERA HCM, lắp đặt camera hcm, công ty camera giá rẻ hcm, lắp đặt camera quận tân phú, lắp camera quan sát quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, lắp camera giá rẻ hcm, Công ty Lắp Đặt Camera Trọn Gói HCM, Camera HCM, Lắp đặt camera tại HCM, văn Phòng lắp đặt camera Đồng Nai
Camera HCM-Phát triển công nghiệp an ninh Việt Nam: Khó khăn lớn nhất là vốn
Đó là khẳng định của Đại tá Đỗ Ngọc Sơn – Cục trưởng, Trưởng ban quản lý Dự án, Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an bên lề Diễn đàn An ninh kỹ thuật số toàn cầu tại Hà Nội – GDSF Hanoi 2014.
Đại tá Đỗ Ngọc Sơn – Cục trưởng, Trưởng ban quản lý Dự án, Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an tại Diễn đàn An ninh kỹ thuật số toàn cầu.
Phát triển công nghiệp an ninh song song với công nghiệp quốc phòng đang là một ưu tiên hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Thêm vào đó, những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh trên thế giới và khu vực, đang đặt ra đòi hỏi bản thân Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kiểm soát an ninh quốc gia trước những đe dọa an ninh toàn cầu.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã được Thủ tướng phê duyệt cho triển khai xây dựng và thực hiện đề án phát triển các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị an ninh bao gồm mọi lĩnh vực từ các thiết bị camera giám sát an ninh bí mật, an toàn, vũ khí nguội (không có tính sát thương), thông tin liên lạc, tàu thuyền chuyên dụng, phòng cháy chữa cháy, thiết bị cứu nạn, thiết bị bảo mật…
Đại tá Đỗ Ngọc Sơn cho biết: Trước mắt đề án sẽ tập trung vào xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất thiết bị giám sát an ninh để từ nay đến năm 2030 về cơ bản Việt Nam có thể sản xuất được các thiết bị phục vụ trong nước, tiến tới phát triển các thiết bị có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, hạn chế phải nhập khẩu từ nước ngoài. “Có như vậy, Việt Nam mới làm giàu được cho chính mình đồng thời, tăng khả năng tự kiểm soát an ninh trong nước”, ông Sơn nói.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, khó khăn lớn nhất cản trở việc phát triển công nghiệp an ninh của Việt Nam hiện nay chính là vấn đề vốn. Rõ ràng với một nguồn ngân sách hạn hẹp cùng với cơ sở hạ tầng nghèo nàn thì phương án ngân sách chỉ là một phần, phần lớn còn lại phải huy động đến vốn ODA, vốn vay, vốn hợp tác…
Ông Sơn cho rằng: Dù khó khăn nhưng từ nay đến năm 2020, Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an sẽ phấn đấu xây dựng được một số cơ sở lớn, để đến năm 2030 có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối toàn diện đủ sức cạnh tranh với nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, ông Sơn nhấn mạnh: Tình hình tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hiện nay rất phức tạp, Việt Nam càng sớm chủ động sản xuất được các thiết bị và phần mềm an ninh mạng bao nhiêu thì khả năng bảo mật cho hệ thống an ninh mạng càng cao bấy nhiêu.
Hơn thế nữa, căng thẳng biển Đông đang có những diễn biến leo thang và có thể sẽ là một cuộc chiến lâu dài trên nhiều mặt trận chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, truyền thông… nên Việt Nam cần tính đến nhiều phương án, trong đó không loại trừ khả năng phải không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
Trước đó, cuối năm 2013, Bộ Công an đã đưa vào hoạt động Khu Công nghiệp An ninh giai đoạn I, đóng tại xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
Hiện nay, Bộ Công an đang làm việc với bộ quốc phòng của nhiều nước và sắp tới đây là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Israel để tiến tới thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hiện đại trong thời gian sớm nhất.
Theo ông Sơn, ngoài vai trò chủ đạo của Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị an ninh trong nước cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp an ninh ở Việt Nam.
Thêm vào đó, những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh trên thế giới và khu vực, đang đặt ra đòi hỏi bản thân Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kiểm soát an ninh quốc gia trước những đe dọa an ninh toàn cầu.
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã được Thủ tướng phê duyệt cho triển khai xây dựng và thực hiện đề án phát triển các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị an ninh bao gồm mọi lĩnh vực từ các thiết bị camera giám sát an ninh bí mật, an toàn, vũ khí nguội (không có tính sát thương), thông tin liên lạc, tàu thuyền chuyên dụng, phòng cháy chữa cháy, thiết bị cứu nạn, thiết bị bảo mật…
Đại tá Đỗ Ngọc Sơn cho biết: Trước mắt đề án sẽ tập trung vào xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất thiết bị giám sát an ninh để từ nay đến năm 2030 về cơ bản Việt Nam có thể sản xuất được các thiết bị phục vụ trong nước, tiến tới phát triển các thiết bị có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, hạn chế phải nhập khẩu từ nước ngoài. “Có như vậy, Việt Nam mới làm giàu được cho chính mình đồng thời, tăng khả năng tự kiểm soát an ninh trong nước”, ông Sơn nói.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, khó khăn lớn nhất cản trở việc phát triển công nghiệp an ninh của Việt Nam hiện nay chính là vấn đề vốn. Rõ ràng với một nguồn ngân sách hạn hẹp cùng với cơ sở hạ tầng nghèo nàn thì phương án ngân sách chỉ là một phần, phần lớn còn lại phải huy động đến vốn ODA, vốn vay, vốn hợp tác…
Ông Sơn cho rằng: Dù khó khăn nhưng từ nay đến năm 2020, Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, Bộ Công an sẽ phấn đấu xây dựng được một số cơ sở lớn, để đến năm 2030 có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối toàn diện đủ sức cạnh tranh với nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, ông Sơn nhấn mạnh: Tình hình tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hiện nay rất phức tạp, Việt Nam càng sớm chủ động sản xuất được các thiết bị và phần mềm an ninh mạng bao nhiêu thì khả năng bảo mật cho hệ thống an ninh mạng càng cao bấy nhiêu.
Hơn thế nữa, căng thẳng biển Đông đang có những diễn biến leo thang và có thể sẽ là một cuộc chiến lâu dài trên nhiều mặt trận chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, truyền thông… nên Việt Nam cần tính đến nhiều phương án, trong đó không loại trừ khả năng phải không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh.
Trước đó, cuối năm 2013, Bộ Công an đã đưa vào hoạt động Khu Công nghiệp An ninh giai đoạn I, đóng tại xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
Hiện nay, Bộ Công an đang làm việc với bộ quốc phòng của nhiều nước và sắp tới đây là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Israel để tiến tới thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hiện đại trong thời gian sớm nhất.
Theo ông Sơn, ngoài vai trò chủ đạo của Tổng cục Hậu cần - kỹ thuật, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị an ninh trong nước cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp an ninh ở Việt Nam.
Theo : bizlive.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)